TS Đinh Thế Hiển: Dồn nguồn lực cứu bất động sản là không cần thiết

17/02/2023 00:19 212

Từ giữa năm 2022, đến những ngày đầu năm 2023, thị trường bất động sản (BĐS) trong nước đi xuống rõ rệt. Các hoạt động giao dịch mua bán nhà đất giảm dần trên nhiều tỉnh thành.

Tính thanh khoản giảm sâu ở nhiều loại hình nhà đất thổ cư, đất nền, biệt thự… tạo tâm lý e dè cho nhà đầu tư (NĐT)… Xung quanh vấn đề này, Báo Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với TS Đinh Thế Hiển.


Chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Đinh Thế Hiển

Bất động sản vẫn là kênh đầu tư số 1 trong 10 năm tới

Thị trường BĐS đang ở thời điểm vô cùng khó khăn, DN BĐS liên tục kêu gọi “giải cứu”… Đã có rất nhiều ý kiến cho rằng, thị trường suy yếu, không nên đầu tư vào nhà đất thời điểm này. Ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào”?

- Trước hết có thể khẳng định ở thời điểm hiện tại và thậm chí là 5 - 10 năm nữa, BĐS vẫn là kênh đầu tư tốt nhất, và phù hợp nhất với NĐT cá nhân. Thực tế, ở Việt Nam không có nhiều kênh đầu tư, chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay như: BĐS, chứng khoán, mua trái phiếu, mua vàng, mua đô la, hoặc gửi ngân hàng… Tuy nhiên, nếu gửi ngân hàng lãi suất thấp, thì mua vàng và đô la cũng không phải là kênh sinh lời cao. Mặc dù giá vàng, giá đô la cũng có biến động tăng, nhưng chủ yếu vẫn là kênh phòng thủ là chính, nhằm bảo tồn dòng vốn.

Như vậy, chỉ có 3 kênh đầu tư là BĐS, trái phiếu và chứng khoán…, đây đều là những kênh đầu tư gián tiếp. Tức là, dùng tiền bỏ các kênh đầu tư với mục đích sinh ra lợi nhuận, mà không trực tiếp quản lý hay góp vốn kinh doanh.

Trong đó, mua trái phiếu không phải là kênh hấp dẫn với người Việt Nam; trái phiếu so với gửi ngân hàng thì không sinh lời nhiều nhưng lại có rủi ro lớn. Còn lại, 2 kênh mà NĐT cá nhân có thể chọn lựa là BĐS và chứng khoán. Song, cũng phải nhấn mạnh, chứng khoán không phải kênh đầu tư dành cho số đông. Và, hiển nhiên cuối cùng chỉ còn lại kênh BĐS là kênh đầu tư mà NĐT nào cũng có thể tham gia. Mua bán BĐS không quá phức tạp, từ người đô thị cho đến người nông thôn đều có thể dễ dàng hiểu về quá trình đầu tư của mình.

Chưa kể, triển vọng về đô thị hóa ở Việt Nam vẫn đang còn rất nhiều tiềm năng tăng trưởng, theo đó đầu tư hạ tầng phát triển đô thị sẽ kéo giá trị đất gia tăng, nên trong dài hạn, BĐS vẫn là một kênh đầu tư tốt nhất và là kênh đầu tư số 1 tại Việt Nam.

Do đó, thay vì đặt câu hỏi “NĐT có nên mua đất hay không?”, thì hãy đặt vấn đề việc trong quý I và II/2023 này, NĐT có nên “xuống tiền” vào BĐS hay chưa?

Như ông đã phân tích, BĐS vẫn là kênh đầu tư số 1 tại Việt Nam. Vậy thì, quý I và II/2023, NĐT có nên “ôm” đất hay không, thưa ông?

- Trong tình hình hiện nay, trước hết cần phải hiểu rõ, đầu tư và đầu cơ là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Trong đó, đầu cơ có nghĩa là NĐT không quan tâm về giá, họ chỉ quan tâm xem thị trường có tăng hay không, và khi thấy thị trường còn khả năng tăng thì mua vào, để trong ngắn hạn bán ra lấy lời. Điều này lý giải vì sao, kênh BĐS cũng như kênh chứng khoán, giai đoạn thị trường tăng là giai đoạn nhiều người mua nhất. Như vậy, đầu cơ là luôn luôn tìm, chọn lựa những cơ hội mà thị trường không có nhiều người bỏ tiền vào đầu tư, giá nhà đất tăng và NĐT sẽ mua cao để bán cao hơn. Với thị trường đầu cơ, thực tế đã không còn từ quý IV/2022, và quý I/2023, thậm chí cả năm 2023, chắc chắn sẽ không còn xuất hiện thị trường đầu cơ nữa, làn sóng đầu cơ mua cao để bán cao sẽ hoàn toàn biến mất.

Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm

Quảng cáo 2