NATO thảo luận các ưu tiên phòng thủ - Thời nét Pháp luật số

20/01/2024 21:26 252

Tiến Thành

Ủy ban Quân sự NATO nhóm họp tại trụ sở NATO ở Brussels (Bỉ), từ ngày 17-18/1, với sự tham dự của Bộ trưởng Quốc phòng 31 quốc gia thành viên và khách mời Thụy Ðiển. Các bộ trưởng tập trung thảo luận khả năng thực thi các kế hoạch phòng thủ mới của liên minh, sự chuyển đổi hoạt động chiến đấu của NATO, hợp tác quân sự với các đối tác là Áo, Australia, Ireland, Nhật Bản, New Zealand, Thụy Sĩ và Hàn Quốc.

Thứ bảy, ngày 20/01/2024 - 08:08

Toàn cảnh Hội nghị Ngoại trưởng NATO tại Brussels, Bỉ, ngày 28/11/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Toàn cảnh Hội nghị Ngoại trưởng NATO tại Brussels, Bỉ, ngày 28/11/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Phát biểu khai mạc phiên họp Ủy ban Quân sự NATO cùng Phó Tổng Thư ký NATO Mircea Geoana, Chủ tịch Ủy ban Quân sự, Ðô đốc Rob Bauer cho rằng, trật tự quốc tế dựa trên luật lệ đang chịu áp lực rất lớn với nhiều mối đe dọa nguy hiểm nhất trong nhiều thập kỷ.

Quan chức NATO nhấn mạnh, nhiều thách thức an ninh toàn cầu khác nhau như chiến tranh, khủng bố, bất ổn, đòi hỏi NATO cần mạnh hơn bao giờ hết.

Trong phiên họp đầu tiên, Tướng Cavoli, Tư lệnh Ðồng minh Tối cao châu Âu (SACEUR), trình bày về khả năng thực thi của Nhóm Kế hoạch DDA liên quan cách thức răn đe và phòng thủ của NATO. Các đồng minh đang tích cực làm việc để thực hiện đầy đủ các kế hoạch phòng thủ mới.

Liên quan việc chuyển đổi các hoạt động chiến đấu của NATO, Tư lệnh Ðồng minh Tối cao, Tướng Lavigne và Phó Tư lệnh chuyển đổi Ðồng minh Tối cao, Tướng Badia, thông báo về những tiến bộ đạt được trong quá trình chuyển đổi của NATO, tập trung vào tương lai của các hoạt động đa miền và sự thích ứng của Bộ Chỉ huy và Kiểm soát của NATO.

Tại phiên họp phòng thủ tên lửa và phòng không tích hợp, các Bộ trưởng Quốc phòng thảo luận về việc cải thiện khả năng sẵn sàng trên không và khả năng phối hợp của NATO trong lĩnh vực không quân.

Ủy ban Quân sự đã họp với các Bộ trưởng Quốc phòng từ Nhóm vận động tương tác đối tác (PIAG) gồm Australia, Áo, Ireland, New Zealand và Thụy Sĩ. Các quốc gia này không phải thành viên NATO mà có thỏa thuận an ninh riêng cho phép trao đổi thông tin mật và tham gia huấn luyện và tập trận của NATO.

Các Bộ trưởng Quốc phòng cho biết, môi trường an ninh hiện nay thể hiện rõ tầm quan trọng ngày càng tăng của việc hợp tác với các đối tác, đặc biệt là về khả năng phối hợp.

Nguồn tin bài:
Quảng cáo 2