Bổ sung chế tài để xử lý hình sự việc sử dụng trái phép súng quân dụng

29/06/2024 22:46 175

Lê Thành - Thời nét Pháp luật số

Pháp Luật

NDO - Với việc quy định cụ thể trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) về các loại súng được liệt vào danh mục vũ khí quân dụng, đồng thời phân định rõ theo mục đích sử dụng, tùy theo hành vi và tội danh cụ thể, người sử dụng súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc “dao có tính sát thương cao” với mục đích xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người trái pháp luật thì có thể bị xử lý hình sự.

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) tại phiên họp sáng 29/6. (Ảnh: DUY LINH)
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) tại phiên họp sáng 29/6. (Ảnh: DUY LINH)

Quy định rõ 3 loại vũ khí quân dụng

Sáng 29/6, theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) với 459/468 tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, đạt 94,44%.

Trước đó, trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, về giải thích từ ngữ, một số ý kiến đề nghị nghiên cứu để giải thích từ “vũ khí quân dụng” tại khoản 2 Điều 3 dự thảo luật bảo đảm đúng nội hàm, tránh trùng lặp và bao hàm đầy đủ các loại vũ khí thực tế đang được trang bị cho lực lượng vũ trang; đồng thời dễ hiểu, dễ phân biệt và không gây vướng mắc trong áp dụng thực hiện trong thực tiễn.

Chủ nhiệm Lê Tấn Tới nêu rõ, theo số liệu báo cáo của Bộ Công an, trong 5 năm gần đây, đối tượng sử dụng các loại súng tự chế gây án nhiều gấp 6 lần về số vụ, 5 lần về số đối tượng so với số vụ, số đối tượng sử dụng trái phép súng quân dụng; nhiều vụ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm chết nhiều người, nguy hiểm như vũ khí quân dụng.

Bổ sung chế tài để xử lý hình sự việc sử dụng trái phép súng quân dụng ảnh 1

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) tại phiên họp sáng 29/6. (Ảnh: DUY LINH)

Tuy nhiên, các loại súng này chưa được quy định trong luật hiện hành và cũng chưa có đủ chế tài để xử lý hình sự. Vì vậy, tội phạm đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật để chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép các loại súng này.

Với những lý do trên, dự thảo luật đã bổ sung các loại súng bắn đạn ghém, súng kíp, súng nén khí, súng nén hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này vào nhóm vũ khí quân dụng; đồng thời, phân định rõ theo mục đích sử dụng, theo đó, khi sử dụng các loại súng này vào mục đích săn bắn là súng săn, khi sử dụng vào mục đích luyện tập, thi đấu thể thao là vũ khí thể thao nhằm đảm bảo phù hợp với Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và là cơ sở pháp lý cho các lực lượng chức năng phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm.

Theo ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, bổ sung, chỉnh lý khái niệm về vũ khí quân dụng như khoản 2 Điều 2 dự thảo luật tiếp thu, chỉnh lý theo hướng quy định vũ khí quân dụng gồm 3 loại sau: Các loại vũ khí được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng thi hành công vụ thuộc danh mục do Bộ trưởng Quốc phòng ban hành; vũ khí khác không thuộc danh mục vũ khí quân dụng, nhưng có khả năng gây sát thương tương tự như súng quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 2 và linh kiện cơ bản để tạo nên các loại súng này; các loại vũ khí thể thao, súng săn, vũ khí thô sơ thuộc danh mục do Bộ trưởng Công an ban hành và dao có tính sát thương cao được sử dụng với mục đích để xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người trái pháp luật.

Bổ sung chế tài để xử lý hình sự việc sử dụng trái phép súng quân dụng ảnh 2

Kết quả biểu quyết thông qua Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH)

Như vậy, với quy định giải thích từ ngữ “vũ khí quân dụng” như khoản 2 Điều 2 dự thảo luậttiếp thu, chỉnh lý, tùy theo hành vi và tội danh cụ thể, người sử dụng súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc “dao có tính sát thương cao” với mục đích xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người trái pháp luật, thì có thể bị xử lý hình sự về tội danh theo Điều 304 của Bộ luật Hình sự.

Ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật sử dụng dao có tính sát thương cao

Dự thảo Chính phủ trình đề nghị bổ sung dao có tính sát thương cao nhằm tăng cường công tác quản lý, tạo cơ sở pháp lý để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật sử dụng dao có tính sát thương cao.

Để bảo đảm rõ ràng, chặt chẽ, phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước và đấu tranh phòng, chống tội phạm, trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo bổ sung khoản 6 Điều 2 giải thích từ ngữ “dao có tính sát thương cao”.

Quang cảnh phiên họp sáng 3/6. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

TIN LIÊN QUAN

Quy định “dao có tính sát thương cao” cần phù hợp với thực tiễn cuộc sống

Trên cơ sở giải thích từ ngữ “dao có tính sát thương cao”, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị quy định 3 chế độ quản lý “dao có tính sát thương cao” gắn với mục đích sử dụng.

Trên cơ sở đó, Ủy ban Thường vụ Quốc đã chỉ đạo chỉnh lý khoản 2, khoản 4 Điều 2 dự thảo luật tiếp thu, chỉnh lý để phù hợp với từng loại vũ khí.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhấn mạnh, với quy định này, các hành vi liên quan đến dao có tính sát thương cao không có động cơ, mục đích theo quy định tại khoản 2 hoặc khoản 4 Điều 2 thì không bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự; chỉ trong trường hợp sử dụng với mục đích quy định tại khoản 2 hoặc khoản 4 Điều 2 thì mới xác định là vũ khí quân dụng hoặc vũ khí thô sơ.

Để bảo đảm tính thống nhất trong áp dụng pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan hữu quan rà soát quy định của Bộ luật Hình sự có liên quan đến vũ khí thô sơ, vũ khí quân dụng để thống nhất ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng quy định về hành vi phạm tội liên quan đến dao có tính sát thương cao khi luật có hiệu lực thi hành.

CHỦ ĐỀ: KỲ HỌP THỨ 7 QUỐC HỘI KHOÁ XV

Thông cáo số 30, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Tại sao tiếp tục phải lùi cải cách tiền lương theo vị trí việc làm?

[Ảnh] Bế mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Về khai báo vũ khí thô sơ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, vũ khí thô sơ là phương tiện đặc biệt, liên quan trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ con người và công tác bảo đảm an ninh, trật tự, cần được quản lý chặt chẽ.

Trong hoạt động trưng bày, triển lãm, làm đồ gia bảo có những loại vũ khí thô sơ vẫn còn khả năng gây sát thương; hiện nay có nhiều bảo tàng có số lượng hiện vật rất lớn. Quy định khai báo vũ khí thô sơ được kế thừa quy định của luật hiện hành, cần thiết để quản lý chặt chẽ và làm cơ sở để xác minh, xác định trách nhiệm khi xảy ra hành vi vi phạm. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cho giữ quy định này như dự thảo luật Chính phủ trình.

Tuy nhiên, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý tên Điều 31 dự thảo luật tiếp thu, chỉnh lý thành “Khai báo vũ khí thô sơ để trưng bày, triển lãm, làm đồ gia bảo”; đồng thời bổ sung quy định giới hạn việc khai báo đối với “vũ khí thô sơ quy định tại điểm a khoản 4 Điều 2” như dự thảo luật tiếp thu, chỉnh lý.

TRUNG HƯNG

Nguồn tin bài:
Quảng cáo 2